Tuỳ theo từng điều kiện khác nhau mà thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung của lao động nữ theo quy định của Luật BHXH mới từ ngày 01/7/2025 như sau:
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng tối đa theo quy định sau đây:
– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
– 20 ngày nếu thai từ đủ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
– 40 ngày nếu thai từ đủ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi;
– 50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.
2. Trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 của Luật này mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trích dẫn
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 50 Luật BHXH số 41 này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
3. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 50 Luật BHXH số 41 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 Luật BHXH số 41 đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
Add Comment