Lương vùng hiện tại đang được thực hiện theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, thực hiện từ ngày 1/7/2024. Mức lương tối thiểu theo tháng của vùng I là 4,96 triệu đồng, vùng II là 4,41 triệu đồng, vùng III là 3,86 triệu đồng, vùng IV là 3,45 triệu đồng.
Mức lương tối thiểu theo giờ cũng tăng tương ứng, tại vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.
- Cách đăng ký giao dịch điện tử BHXH cho doanh nghiệp, Công ty
- Số Tổng Đài BHXH Việt Nam, Tổng đài tư vấn miễn phí BHXH, VssID
- Thông tin tài khoản tiền gửi thu BHXH, BHYT, BHTN BHXH khu vực I – Hà Nội
- Danh sách các cơ sở KCB bảo hiểm BHYT tại TP Hồ Chí Minh quý 2-2025
- Tên gọi, thông tin liên hệ BHXH khu vực XXXII – Cà Mau, Bạc Liêu và BHXH các huyện

Sang năm 2025 việc tăng lương vùng cho người lao động tiếp tục được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị, dựa trên kết quả điều tra năm 2024 về tiền lương, lao động tại 3.400 doanh nghiệp, với 6.800 người lao động đang làm việc tại 18 tỉnh, thành phố. cụ thể:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các địa phương đề nghị rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, trong đó mức lương tối thiểu được chia theo vùng (gắn với địa bàn hành chính cấp huyện).
Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sự điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện (đổi tên, thành lập mới, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính) theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Vì vậy, để cập nhật địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu và chuẩn bị phương án đề xuất Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện rà soát lại địa bàn áp dụng.
Theo đó, các địa phương rà soát, cập nhật lại tên các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu, nhất là các đơn vị hành chính cấp huyện đã thực hiện sắp xếp lại, như đổi tên, thành lập mới, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ 1/7/2024 đến nay.
Đồng thời, đánh giá, đề xuất việc điều chỉnh phân vùng hiện hành. Trường hợp có đề xuất điều chỉnh phân vùng, thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương phối hợp với Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp trao đổi bằng văn bản với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp tỉnh và khu vực, các Hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, báo cáo để UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.